MỤC LỤC
Chợ tình Mộc Châu, hay còn gọi là tết độc lập 2/9, Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu là lễ hội lớn trong năm. Ngay sau đây xin mời các bạn cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu về chợ tình đầu tiên của Tây Bắc nhé.
Thời điểm diễn ra Chợ tình Mộc Châu ?
Cứ mỗi độ Thu sang bà con các bản làng nao nức, í ới hẹn hò nhau tới phiên Chợ tình sóng sánh váy hoa rộn ràng. Phiên chợ tình Mộc Châu diễn ra từ ngày 30/8 đến 2/9, nhưng các chương trình lễ hội, hội chợ thương mại, gian trại văn hóa thì có thể bắt đầu từ ngày 28/8 đến hết 4/9 hàng năm.
Những ngày cuối tháng 8 ở Mộc Châu, Sơn La lại bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho phiên Chợ tình và kỉ niệm Tết Độc lập lớn nhất trong năm. Khắp đường phố đã phấp phới cờ hoa, khắp các con đường mòn vào bản đã rộn ràng không khí trang hoàng đón ngày lễ, những chương trình văn nghệ, ca nhạc, diễu hành, bắn pháo hoa được chuẩn bị chu đáo, người dân sẽ đổ về các đường chính ở thị trấn chính. Một gợi ý nhỏ là đến những khu chợ trung tâm, hội chợ hay lễ hội chính thì nếu di chuyển bằng ôtô bạn nên đỗ, gửi xe ở đoạn thoáng và đi bộ thong dong nhìn ngắm, check in và thưởng thức trọn vẹn bầu không khí rộn ràng, nô nức nơi đây.
Khoảng thời gian trước khi diễn ra chợ tình hay lễ tết độc lập, người dân H’mông khắp các thôn xóm bản làng thường chuẩn bị những tiết mục văn nghệ, những bài dân ca, điệu kèn, điệu múa, khèn lá,… và không có gì là bất ngờ cả khi các bạn có thể xem bà con biểu diễn mộc mạc ngay tại các khu chợ, khu đường trung tâm, hay các sạp hàng ven đường, …. Đây cũng là dịp để cộng đồng dân tộc tổ chức những hoạt động quảng bá nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Các cô gái xúng xính trong váy áo thường đi thành từng tốp phía trên, ở dưới là những chàng trai đi theo để tán tỉnh, làm quen và kéo đi chơi. Xung quanh có những gian hàng bán những món đồ dân tộc ở hai bên đường để du khách tham quan, chụp ảnh và mua sắm. Chợ tình cứ như vậy diễn ra bình dị, đậm đà bản sắc dân tộc mà cuốn hút sự tò mò, muốn khám phá, trải nghiệm của du khách.
Ý nghĩa phiên chợ tình Mộc Châu?
Phiên chợ tình Mộc Châu bắt nguồn từ ngày 2/9/1945 khi Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập đây là dịp có ý nghĩa đặc biệt với người dân tộc H’mông và niềm vui chung của cả nước. Thời bấy giờ người dân tộc Mông còn nghèo khó khi biết tin đất nước giành độc lập người Mông bèn đi lên thị trấn để được nghe tin. Khi đó để đến được Mộc Châu có lẽ phải đi mất vài ngày đường. Khi trời nhá nhem tối cả trai và gái người Mông đều ngủ lại bên đường trai một bên và gái một bên. Những chàng trai lúc đó nhìn ngắm những người con gái xinh xắn đáng yêu nên bèn tìm cách sang trò chuyện và qua các câu chuyện đó họ tìm cách tán tỉnh nhau rồi hẹn ước ngày này năm sau quay lại gặp gỡ. Thành lệ vào dịp 2/9 họ vừa đi mua sắm, trao đổi, vừa là lúc mùa màng xong xuôi, lại vui mừng kỉ niệm ngày Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, Họ rủ nhau hẹn hò tập trung, cũng có lẽ từ đó mà ngày tết độc lập của người Mông đã diễn ra thường niên hàng năm, trở thành phiên chợ tình đậm đà bản sắc vùng cao cho đến ngày nay.
Đặc biệt nhất trong phiên chợ tình ở Mộc Châu có lẽ phải kể đến chính là tục lệ bắt vợ của người H’Mông. Khi đêm chạm ngõ ngày 1/9, là một đêm không ngủ với những ai có mặt trên mảnh đất cao nguyên Mộc Châu xinh đẹp này, một đêm trao gửi tâm tình của các chàng trai, cô gái H’Mông rất tình tứ mà cũng mộc mạc, chân tình như chính bản chất của họ vậy. Chợ Tình là nơi hò hẹn, trao gửi tình yêu và nỗi nhớ thương của các cặp tình nhân. Cả năm họ vất vả làm lụng, nhường nhịn nhau, may sắm quần áo đẹp cũng chỉ là để dành đến ngày hẹn hò này. Trải qua nhiều năm tháng, nhiều mối tình đã nên duyên chồng vợ, nhưng cũng có nhiều đôi trai gái vì tục cướp vợ mà chẳng đến được với nhau.
Tục bắt vợ đã có từ rất lâu đời, là một nét đẹp văn hoá của người Mông. Theo tục cũ, khi một chàng trai và một cô gái thích nhau, hoặc trường hợp đặc biệt hơn là chỉ phía chàng trai có tình cảm với cô gái, chàng trai sẽ nhờ một số bạn bè đi “bắt vợ” cùng , cô gái bị bắt về nhà chàng trai, cô gái sẽ được ở riêng một phòng trong vòng 3 ngày. Sau đó cửa buồng sẽ được mở ra, nếu cô gái ưng chàng trai thì sẽ ở lại còn không thì sẽ ra về.
Tuy nhiên, hiện nay do xã hội ngày càng hiện đại và tân tiến hơn nên tục bắt vợ cũng có nhiều thay đổi. Những chàng trai và cô gái khi đã yêu nhau rồi thì họ mới được bắt về làm vợ. Sau khi đã bắt cô gái về chàng trai chỉ cần thông báo với người nhà vợ sau đó 2 người chính thức được làm vợ chồng, gia đình nào có điều kiện thì sẽ được tổ chức đám cưới trang trọng.
Xem gì, chơi gì khi đi Chợ tình Mộc Châu? Chi tiết các nội dung hoạt động Tết độc lập Mộc Châu năm 2023
1. Chương trình nghệ thuật: Đêm Hò hẹn “Mộc Châu-Tiếng gọi mùa yêu”
– Nội dung: Giới thiệu nét văn hoá đặc sắc các dân tộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; giới thiệu điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới qua các mùa “Xuân, Hạ, Thu, Đông”, giới thiệu các di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia; những cung bậc cảm xúc, câu chuyện tình yêu của các chàng trai, cô gái các dân tộc dân tộc Mộc Châu.
+ Thời gian biểu diễn: Từ 20h00’- 23h00’, ngày 01/9/2023.
– Địa điểm: Quảng trường 08-5, Trung tâm hành chính huyện và Truyền hình trực tiếp trên sóng STV, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Sơn La
2. Hội chợ triển lãm Thương mại và nông sản an toàn huyện Mộc Châu năm 2023
– Quy mô: 210 gian hàng trong đó có 140 gian hàng thương mại dành cho tất cả các Doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh trong nước và 70 gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm nông sản có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và của huyện.
– Thời gian: Từ ngày 28/8 – 04/9/2023 (lễ khai mạc: 19h30 ngày 28/8/2023)
– Địa điểm: Tại Đường quốc lộ 6, đi Quốc lộ 43, Tiểu khu Nhà Nghỉ, thị trấn Nông trường Mộc Châu (gần khách sạn Mường Thanh Mộc Châu).
3. Hoạt động cộng đồng đường phố
– Nội dung: Biểu diễn dân ca, dân vũ, tấu nhạc cụ dân tộc của các dân tộc tại một số điểm trên tuyến đường Quốc lộ 6, đường nội thị của huyện Mộc Châu (trong đó có mời đại biểu, du khách cùng tham gia).
– Thời gian biểu diễn: Ngày 01- 02/9/2023 (hai ngày). Sáng từ 08h00’-10h30’, Chiều từ 14h-16h30’, Tối từ 20h00’- 23h00’.
– Địa điểm: Diễn và di chuyển tại 05 điểm: (1) Sân Trung tâm TT VH huyện- Sân 224 cũ; (2) Tiểu công viên Tiểu khu 8, TT Mộc Châu; (3) Nhà Văn hóa huyện; (4) Sân KDL rừng thông bản Áng; (5) Sân Hội chợ thương mại, nông sản.
4. Xe văn hoá Diễn diễu đường phố
– Nội dung: Giới thiệu những con đường đẹp của Mộc Châu kết hợp với bản sắc văn hoá các dân tộc Mộc Châu tại các cung đường là các xe ô tô diễu hành được trang trí mang tính biểu trưng về văn hoá các dân tộc Mộc Châu diễn diễu trên các cung đường.
– Thời gian: từ 31/ 8 – 02/9/2023 (có lịch trình kèm theo).
– Địa điểm: Các tuyến đường Quốc lộ 6 khu trung tâm hành chính huyện; thị trấn Nông Trường Mộc Châu; xã Đông Sang; xã Mường Sang.
5. Thi Trại Văn hoá các dân tộc Mộc Châu
– Nội dung: Trưng bày giới thiệu, không gian tín ngưỡng, trang phục, trang sức, công cụ lao động, sản xuất, nghề thủ công truyền thống và giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc sản của địa phương;
– Thời gian, địa điểm:
+ Ngày 29/8 – 30/8/2023: Các xã, thị trấn trưng bày, trang trí trại, tại Sân Trung tâm Truyền thông – Văn hóa (224 cũ).
+ Ngày 31/8 – 02/9/2023: Duy trì tổ chức các hoạt động trải nghiệm.
+ Ngày 02/9/2023: Chấm trại Từ 7h00’-11h30’
6. Hoạt động ẩm thực
6.1. Thi Trình bày, giới thiệu ẩm thực dân tộc
Nội dung: Mỗi đội chuẩn bị trước một mâm cơm là các món ăn dân tộc mang đặc trưng riêng của 01 dân tộc trên địa bàn. Các món ăn phải được chế biến, kết hợp hài hòa từ các loại thực phẩm động vật, thực vật, đảm bảo ngon, chất lượng, an toàn và trình bày đẹp (có thể kết hợp với các loại hoa, quả để trình bày, tạo sự hấp dẫn, đẹp mắt).
– Thời gian chấm thi: 10h00’ ngày 01/9/2023 tại Trung tâm Truyền thông – Văn hóa (224 cũ).
6.2. Không gian trải nghiệm ẩm thực các dân tộc
– Nội dung: Giới thiệu các món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc.
– Thời gian: Từ ngày 31/8- 03/9/2023 tại Quảng trường 08-5, Trung tâm hành chính huyện.
7. Thi trình diễn văn hóa cộng đồng
– Nội dung: Mỗi xã, thị trấn lựa chọn 01 đoàn nghệ nhân từ 10-20 diễn viên tham gia biểu diễn với thời lượng từ 7 – 10 phút thể hiện được bản sắc văn hoá của dân tộc mình qua trang phục, vũ điệu… Khuyến khích các đội Trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể như: Lễ cúng dòng họ, nghệ thuật khèn của Dân tộc Mông, Lễ cấp sắc của dân tộc Dao, Nghệ thuật xòe của Dân tộc Thái…
– Thời gian, địa điểm biểu diễn: Từ 14h00’ ngày 02/9/2023, tại Sân Trung tâm Truyền thông – Văn hóa (224 cũ).
8. Hội Thi Trình diễn nghệ thuật dân gian dân tộc Mông
– Nội dung: Trình diễn nghệ thuật khèn Mông (Tha Kềnh), hát dân ca, tấu nhạc cụ dân tộc Mông (Mang đậm bản sắc dân tộc Mông)
– Thời gian: Ngày 31/8/2023 (Khai mạc lúc 8h; Bế mạc16h) tại Sân khấu ngoài trời, Nhà Văn hóa huyện Mộc Châu.
9. Giới thiệu nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục của người Mông hoa, chợ thổ cẩm.
– Nội dung: Nghệ nhân trình diễn nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục của người Mông hoa (di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia) và tổ chức trải nghiệm cho du khách; trưng bày, bán các sản phẩm trang phục truyền thống (chợ thổ cẩm) dân tộc Mông.
– Thời gian: Từ ngày 31/8/2023 – 02/9/2023 tại Nhà Văn hoá huyện.
10. Thi Giã bánh dày dân tộc Mông
– Đối tượng: Các xã: Chiềng Hắc, Tân Lập, Chiềng Khừa, Chiềng Sơn, Tân Hợp, thị trấn Nông Trường Mộc Châu: Mỗi đơn vị cử 01 đội gồm 07 người là đồng bào dân tộc Mông, không phân biệt độ tuổi, giới tính (khuyến khích các đội bán sản phẩm).
– Thời gian, địa điểm: Tổ chức từ 08h – 09h sáng ngày 01/9/2023 tại Sân Trung tâm Truyền thông – Văn hóa (224 cũ).
11. Trưng bày ảnh đẹp Mộc Châu
– Triển lãm và trưng bày các tác phẩm ảnh đẹp Mộc Châu của các tác giả trong và ngoài tỉnh; của Chi hội văn học nghệ thuật huyện; các tác phẩm ảnh đạt giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế, nhằm quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của du lịch Mộc Châu.
– Thời gian: Từ 30/8 – 02/9/2023 tại Nhà Văn hoá huyện.
12. Giải bóng đá nam
– Đối tượng: Các VĐV tham dự giải là công dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt, không bị kỷ luật từ cảnh cáo, không trong giai đoạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không mắc các tệ nạn xã hội, đủ sức khoẻ và đáp ứng các quy định của điều lệ đều được tham dự giải.
– Địa điểm: Sân vận động huyện Mộc Châu.
13. Giải Bóng chuyền Da mở rộng
– Thời gian tổ chức: Từ ngày 31/8/2023 đến hết ngày 02/9/2023. (Khai mạc lúc 8h ngày 01/9; Bế mạc lúc 16h ngày 02/9/2023)
– Địa điểm: Sân UBND thị trấn Nông Trường..
14. Đêm trình diễn thời trang Mộc Châu 2023
– Nội dung: Trình diễn thời trang các dân tộc Việt Nam, thời trang hiện đại với chủ đề “Mộc Châu- Rực rỡ mùa hoa” đan xen chương trình ca, múa, nhạc, tạp kỹ.
– Thời gian biểu diễn: 20h ngày 02/9/2023 tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện.
15. Chương trình Bế mạc, trao giải Tuần Văn hóa du lịch Mộc Châu
– Nội dung: Tổng kết, trao giải các nội dung: Trại Văn hoá, thi văn hoá cộng đồng, thi giã bánh dày, thi ẩm thực, giải bóng đá, bóng chuyền….
– Thời gian: 16h30’ ngày 02/9/2023.
– Địa điểm: Sân Trung tâm Truyền thông Văn hoá huyện Mộc Châu.
16. Chương trình ra mắt phần mềm du lịch thông minh huyện Mộc Châu (mocchautour)
– Nội dung: Tổ chức chương trình ra mắt Phần mềm du lịch thông minh Mộc Châu (mocchautour) phiên bản webside và App.
– Thời gian: Ngày 28/8/2023 tại Hội trường Trung tâm hành chính huyện
17. Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch tại khu vực cửa khẩu Lóng Sập
– Nội dung: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao dân tộc, trò chơi dân gian mừng Quốc khánh 2/9 và quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Lào.
– Thời gian: Ngày 02/9/2023 tại khu vực cửa khẩu Lóng Sập.
18. Tổ chức các hoạt động tham quan du lịch
– Nội dung: Tổ chức các tour tham quan du lịch đến các di tích, danh thắng, điểm tham quan du lịch, bao gồm: Phố đi bộ Mộc Châu, Khu du lịch Thác Dải Yếm, Khu du lịch rừng Thông Bản Áng, Khu du lịch Mộc Châu Island, Tham quan trại du lịch bò sữa Dairy Fram; Tham quan các bản Du lịch cộng đồng: Bản Tà Số, xã Chiềng Hắc; bản Dọi, xã Tân Lập; Bản Vặt, xã Mường Sang; Điểm du lịch Hang Táu…;Tham quan đồi chè, các mô hình trồng, sản xuất chè, rau quả sạch, trồng hoa chất lượng cao của các công ty, doanh nghiệp; Tham quan các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh: Hang Dơi, Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến, Đồn Mộc Lỵ; nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ, công nhân Nông Trường Mộc Châu; Chùa Chiền Viện…
– Thời gian hoạt động: Từ ngày 30/8/2023-04/9/2023.
Các món đặc sản nên thưởng thức khi đi chợ tình Mộc Châu
1. Món ăn đầu tiên và là đầu bảng khi đặt chân đến Mộc Châu đúng dịp chợ tình đó chính là Thắng cố ngựa. Không chỉ khách địa phương và ngay cả khách du lịch cũng rất thích thú và hào hứng. Từ lâu món thắng cố ngựa đã trở thành đặc sản của Chợ tình Mộc Châu. Đi chơi chợ tình phải ăn thắng cố, uống rượu ngô quả thật rất tuyệt vời.
Để thưởng thức món thắng Mộc Châu nổi tiếng gợi ý cho bạn một số nhà hàng ngon: Thắng cố A Định, Nhà hàng Quyết Xuôi, Nhà hàng Đông Hải, Nhà hàng Nhiệt Đới, Nhà hàng 75, Nhà hàng Thường Hiền…
2. Các món bê chao, cá suối, gà đồi, lợn mán bày mẹt, rau cải mèo, các món rau măng rừng cũng là lựa chọn không nên bỏ qua, vì được nuôi thả tự nhiên, ăn rau củ sạch của cao nguyên trù phú nên thịt các con rất săn chắc, ngọt đậm đà, cùng với cách chế biến gia vị chuyên nghiệp của các nhà hàng ngon Mộc Châu sẽ cho các bạn có những trải nghiệm ẩm thực vô cùng hấp dẫn.
Một số nhà hàng tham khảo: Nhà hàng Đông Hải, Nhà hàng Hoa Mộc Châu, Phương Nhi, Nhà hàng Tuân Gù, Xuân Bắc, A Páo, Quán 64, …
3. Sẽ thật là thiếu xót nếu đến Mộc Châu mà không thưởng thức cá hồi, cá tầm thật là thích thú khi ăn cá hồi ở Mộc Châu vào mùa thu tháng 9. Đó là khi đi bắt vợ về xong ngồi vào mâm cá hồi, cá tầm có món gỏi, món xông khói, cá chiên hay đơn gian là nồi lẩu thơm phức nóng hổi … được chấm với bát nước chấm cay nồng mù tạt. Vừa xuýt xoa vì cay xộc lên mũi, vừa thấy người tỉnh hẳn lên.
Gợi ý 1 số quán ăn ngon: Cá hồi Vườn đào, Cá hồi Hang Dơi, Cá hồi Tám béo, Thanh Bẩy, Xuân Bắc, Đinh Hồng, Hoa Mộc Châu…
4. Thưởng thức các món ăn dân tộc như gà nướng mắc khén, cá nướng pỉnh tộp, ốc đá, thịt gác bếp, gà mọ, thịt gói lá, da trâu, xôi tình yêu, rau rừng,… cũng là một trải nghiệm thú vị, du khách được hóa trang thành những chàng trai cô gái trong những bộ trang phục dân tộc xúng xinh hòa mình vào không khí rộn ràng của Chợ tình, rồi về thưởng thức các món ăn dân tộc với cách chế biến tỉ mỉ, gia vị truyền thống vô cùng hấp dẫn và khó quên.
Một số địa chỉ uy tín: Thái Tộc quán, Cơm Thái Sơn La, Nhà hàng Đông Hải, Nhà hàng Về bản em, các homestay trong bản Áng, bản Dọi, bản Tà số, bản Hua Tạt,…
Những lưu ý khi đi chợ tình
1. Chợ tình Mộc Châu thường được diễn ra ở những trục đường chính trên thị trấn, khu vực sân vận động, quảng trường, và các khu công viên rộng, bà con đồng bào, du khách đổ về xem chợ, xem hội. Lúc này đường đi thường khá đông đúc chính vì vậy mà bạn cần phải di chuyển cẩn thận, hoặc gửi xe để đi bộ nhé.
2. Hạn chế mặc cả khi mua hàng của bà con vì người dân tộc ở đây khá thật thà và hầu hết những sản phẩm bày bán đều là tự làm nên họ ít khi nói thách. Đối với họ, mặc cả chỉ là một hình thức lấy hên, nên bạn có thể hỏi nhỏ mà người bán không chịu giảm giá thì bạn có thể chọn mua hoặc không, đừng cố gắng mặc cả làm mất thiện cảm nhé!
3. Chợ tình là một nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng dân tộc người H’mông, chính vì vậy mà với những du khách khi ghé tới Mộc Châu để tham dự các phiên chợ tình, không nên trêu ghẹo hay có những ánh mắt soi mói trước những cảnh tình tứ của các cặp đôi trai gái nhé. Nếu như bạn là khách du lịch đi chơi chợ tình mà bị những người thanh niên nơi đây trêu ghẹo thì đừng quá lo lắng nhé, bạn chỉ cần bảo với họ rằng mình là khách du lịch.
4. Phiên chợ tình, các chương trình văn nghệ chào mừng ngày tết độc lập được tổ chức với dòng người tấp nập, chủ yếu cũng là những khách du lịch, và dân địa phương, bà con các bản đồ về chơi hội, vì vậy trong biển người bon chen thì các bạn cần đặc biệt chú ý đến tư trang và các giấy tờ cần thiết của mình nhé.
5. Vì phải đi bộ khá nhiều chính vì vậy mà bạn cần nên lựa chọn những trang phục phù hợp và đôi giày thể thao hay giày bệt êm ái để tránh gây mỏi chân nhé!
Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm đi chợ tình Mộc Châu mà Nhà hàng Đông Hải – Mộc Châu muốn chia sẻ với các bạn. Chợ tình không chỉ là nơi những cặp đôi trai gái hò hẹn, tán tỉnh nhau mà đây còn là một trong những nét đẹp văn hóa của cộng đồng dân tộc H’mông. Cùng ghé tới Mộc Châu vào phiên chợ tình để thưởng thức bầu không khí rộn ràng, tưng bừng duy nhất trong năm này nhé!